Chiến trường phối hợp tại Khu 8 Mặt_trận_Đông_Nam_Bộ_năm_1972

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản

Ngày 2 tháng 6 năm 1972, sau khi đưa F5 và các trung đoàn bộ binh 24, 271 và 207 xuống Kiến Tường, Kiến Phong; tướng Hoàng Văn Thái thành lập bộ chỉ huy chiến dịch khu 8 do đích thân ông làm tư lệnh kiêm chính uỷ. 2 trợ thủ của ông là Đồng Văn Cống, Phó tư lệnh và Lê Văn Tưởng, phó chính uỷ. Mục tiêu của chiến dịch là mở thêm vùng giải phóng mới ở khu 8, phát triển thế da báo theo kế hoạch hậu chiến (do có Hiệp định Paris). Về sau Hoàng Văn Thái trở ra miền bắc.

Lực lượng QLVNCH ở 5 tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công, Bến Tre có 7 trung đoàn bộ binh và một số đơn vị thiết giáp, pháo tăng cường. Tuy nhiên, đây là địa bàn của Quân đoàn IV QLVNCH. Các lực lượng của sư đoàn 7, sư đoàn 9 đóng tại Mỹ Tho và Cần Thơ có thể phản ứng bất cứ lúc nào. Sư đoàn 4 không quân và Giang đoàn Cửu Long (QLVNCH) cũng có các căn cứ chính tại Cần Thơ và Mỹ Tho.

Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 6, các trung đoàn 174 và Q765 tấn công tiểu khu quân sự Long Khốt và pháo kích chi khu quân sự Măng Đa của QLVNCH bên bờ Đông sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn tỉnh Kiến Phong. Thám báo của tiểu khu Long Khốt phát hiện được Quân Giải phóng m tiếp cận và gọi pháo binh từ Măng Đa tập kích và không đoàn 4 chi viện, xóa sổ đại đội 1, tiểu đoàn 6 và làm tổn thất một phần E174 của F5 QĐNDVN. Tư lệnh sư đoàn Bùi Thanh Vân phải ra lệnh rút trung đoàn ra củng cố lại. Sáng 11 tháng 6, sư đoàn tiếp tục tấn công Long Khốt lần 2. Chỉ huy chi khu Măng Đa QLVNCH điều 4 đại đội thám báo và 1 chi đoàn thiết giáp tập kích vào sau lưng. Ngày 14 tháng 6, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải lui quân, không chiếm được Long Khốt.[2]

Đầu tháng 7, các trung đoàn 6 và Q765 vẫn còn phải mở hành lang dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp và 62 để tiếp cận Kiến Tường, Mỹ Tho. Tư lệnh Bùi Thanh Vân ra lệnh để lại tất cả các trang bị nặng tại hậu cứ sư đoàn ở Chi Phú, chuyển thành khinh binh cho phù hợp với vận động chiến. Ngày 22 tháng 7, Tư lệnh quân đoàn 4, tướng Ngyễn Khoa Nam điều động sư đoàn 7 phối hợp với 1 sư đoàn quân Lon Nol định hợp vây chủ lực F5 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Kongpong Tabek trên đất Campuchia, nhưng thất bại. Ngày 1 tháng 8, 2 trung đoàn chủ lực F5 bất ngờ đánh chiếm các đồn Thầy Yến, Phật Đá, kênh Nguyễn Văn Tiếp và khu trù mật Thiên Hộ. Đồng thời sư đoàn này kéo về E174 tiêu diệt lữ đoàn 66 của quân Lon Nol ở phum Krang Swai, phá vỡ kế hoạch hợp vây của QLVNCH và quân Lon Nol. Đến cuối tháng 8, 2 trung đoàn của F5 đã đứng chân được ở Cái Bè, đánh chiếm 16 đồn bốt dọc kênh La Răng và đường 22, phát triển theo trục quốc lộ 4.

Thấy nguy cơ Mỹ Tho bị đe doạ, quốc lộ 4 nối với Sài Gòn có thể bị cắt đứt, tướng Nguyễn Khoa Nam điều động 2 tiểu đoàn bảo an 502 và 503, tiểu đoàn biệt động quân 41 và trung đoàn 12 thiết giáp tấn công đơn vị còn lại của F5; mặt khác giải toả khu vực Thạnh Trị - Ba Thu - Tà Lu; đưa trung đoàn 10 (sư đoàn 7 QLVNCH) phối hợp với 2 thiết đoàn tập kích khu vực Cái Bè. Bị đánh áp đảo, trung đoàn Q765 của F5 tổn thất nặng và rút lui.[2]

Tháng 10 năm 1972, Q765 sau khi phục hồi đã mở cộc tấn công chiếm lĩnh khu vực phía Nam quốc lộ 4, các trung đoàn 2 và 3 chiếm lại được khu vực kênh Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bè, Thạnh Trị, Ba Thu, kênh La Răng, kênh Bằng Lăng, kênh 28... Hai bên giữ thế cài răng lược đến ngày ký Hiệp định Paris.